Bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Trường cao đẳng du lịch Đà Nẵng

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày cập nhật: Thứ bảy, 07/09/2019

Khi biến đổi khí hậu là thách thức thực sự cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai, thì công tác ứng phó với biến đổi khí hậu được đánh giá là hoạt động ưu tiên của bất kỳ địa phương, quốc gia, lãnh thổ nào trên thế giới. Ứng phó với BĐKH bao gồm 2 mảng: thích ứng và giảm nhẹ.

1. Thích ứng BĐKH

Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hay con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do các tác động của BĐKH và tận dụng các cơ hội thuận lợi mà mỗi khí hậu mang lại.

Một số hoạt động thích ứng:

 

 

 

 

 

 

Dự phòng

Thích ứng

Hệ thống tự nhiên

 

 

Thay đổi thời gian tăng trưởng

Thay đổi thành phần hệ sinh thái

Di cư trong vùng đất ngập nước

Hệ thống con người

Công cụ

Mua bảo hiểm

Làm nhà sàn

Thiết kế lại giàn khoan giếng dầu

Thay đổi tập quán canh tác

Thay đổi phí bảo hiểm

Thay đổi cách điều hòa nhiệt độ

Cá nhân

Hệ thống cảnh báo sớm

Quy định và tiêu chuẩn mới trong xây dựng

Khuyến khích di dời

Thu phí hoặc trợ giá

Áp dụng các quy định về xây dựng

Bảo tồn bãi biển

 

Vấn đề khí hậu

Biện pháp thích ứng

Hạn hán

Hứng nước mưa, bảo vệ nguồn nước và giảm thất thoát, phục hồi hệ sinh thái, thay đổi tập quán canh tác, cây trồng chịu hạn, xen canh, dự trữ  giống, đa dạng hóa kinh tế

Lũ lụt

Phục hồi hệ thực vật ven bờ, nâng cao nền nhà (trường, bệnh viện), đường vượt lũ, thay đổi thời vụ, ,cây trồng, quy hoạch sử dụng đất, hệ thống cảnh báo sớm.

Nước biển dâng

Phục hồi và bảo vệ vùng đất ngập nước ven biển, đầm lầy, rừng ngập mặn, bảo vệ bờ biển và xây kè, cân nhắc biến đổi khí hậu trong quy hoạch cơ ở hạ tầng

Nhiệt độ cao

Điều chỉnh thời gian và khu vực chăn thả, trồng cây bóng mát, chuyển sang giống cây chiụ nắng, cải thiện y tế công cộng, quản lí và thanh toán dịch bệnh.

Gió mạnh, bão

Nhà và công trình chịu được gió mạnh, trồng và phục hồi rừng, trồng cây chắn gió, hệ thống cảnh báo sớm

2. Giảm nhẹ BĐKH

Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải nhà kính và tăng bề hấp thụ, bề chứ khí nhà kính như:

-        - Sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng

- Sử dụng năng lượng carbon thấp hoặc năng lượng không carbon (mặt trời, thủy điện, năng lượng gió…)

-        - Thu và lưu trữ carbon (biogas) hoặc tăng bề hấp thu carbon (cây xanh, rừng)

-        - Lối sống và lựa chọn tiêu dùng carbon thấp (chuyển sang khí đốt tự nhiên, nhiên liệu sinh học…, đi tàu hỏa, xe bus).

3. Tích hợp các yếu tố BĐKH vào quy hoạch phát triển

BĐKH là vấn đề trước mắt đồng thời cũng là vấn đề lâu dài, cho nên ứng phó với BĐKH đòi  hỏi cần phải cân nhắc cả nhu cầu hiện tại của cộng đồng và tầm nhìn dài hạn về cách thức kiểm soát tác động trong tương lai. Hiện tại các hiện tượng đi kèm với BĐKH như bão, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn…ảnh hưởng đế cộng đồng và các lĩnh vực. Trong khi việc quan trọng hiện nay là xem xét BĐKH làm tăng mức độ nghiêm trọng của các rủi ro hiện có đến mức nào, thì bên cạnh đó cũng cần cân nhắc đến khía cạnh BĐKH sẽ ảnh hưởng đến phát triển trong tương lai như thế nào.

Tích hợp hoặc lồng ghép BĐKH vào quy hoạch phát triển và quy hoạch sử dụng đất là bảo đảm đến mức độ tối thiểu các rủi ro liên quan đến khí hậu tại nơi được quy định. Tích hợp BĐKH vào quy hoạch phát triển nhằm đạt được 2 mục đích sau:

(1) Bảo đảm phát triển mới thích nghi với BĐKH bằng cách :

- Tránh phát triển mới trong khu vực có nguy cơ ảnh hưởng như mực nước biển dâng, lũ lụt, lũ quét, lở đất, xói mòn bờ biển, bờ sông

- Bảo đảm nhà cửa, trụ sở, đường xá cao để tránh lũ

- Điều chỉnh chuẩn thiết kế và xây dựng tính đến sức gió do bão mạnh hơn

- Bảo đảm các công trình xây dựng mới không làm cho thực trạng trở nên xấu hơn.

(2) Giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH bằng cách thu carbon và giảm thải khí nhà kính như:

- Trong quy hoach sử dụng đất tránh làm mất diện tích rừng hiện có và thúc đẩy trồng phục hồi diện tích rừng bị thóa hóa

- Giảm thiểu khoảng cách đi lại giữa các khu công nghiệp và các đầu mối cung cấp bến, bãi

- Giữ quỹ đất choác công trình năng lượng tái sinh trong tương lai như năng lượng gió, năng lượng mặt trời...

- Giữ quỹ đất chuẩn bị cho sản xuất năng lượng sinh học trong tương lai.

 

Một số các giải pháp có thể áp dụng

Trích từ nguồn: http://ccco.danang.gov.vn/98_136_994/Ung_pho_voi_bien_doi_khi_hau.aspx

Bài viết liên quan