Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng hòa bình
Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp liên quan tới Biển Đông, trong đó có tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng hoan nghênh sự đóng góp tích cực của tất cả các nước trong và ngoài khu vực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm tự do và an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp liên quan tới Biển Đông, trong đó có tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng hoan nghênh sự đóng góp tích cực của tất cả các nước trong và ngoài khu vực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm tự do và an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Đây là khẳng định của bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam tại Hội thảo quốc tế về biên giới do Văn phòng Thủy văn Anh (UKHO), trường Đại học King's College và Hãng tư vấn luật quốc tế Volterra Fietta phối hợp tổ chức ngày 19/4 ở Lon don (Anh).
Đảo Đá Thị thuộc huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa). Ảnh: Trọng Đạt - TTXVNBà Minh Nguyệt, cho biết Việt Nam đang tiếp tục đàm phán với các nước trong khu vực để từng bước giải quyết tranh chấp trên biển. Nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN xây dựng nhiều văn kiện quan trọng như Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, Tuyên bố 6 điểm ngày 20/7/2012 của ASEAN về Biển Đông.
Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Việt Nam nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không làm phức tạp hóa tình hình, không có hành động vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải và cùng các bên liên quan đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải cho tàu thuyền các nước qua lại Biển Đông, phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Đại diện Việt Nam cũng cho biết đối với vấn đề chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử để chứng minh việc thực hiện chủ quyền của mình một cách liên tục và hòa bình, ít nhất là từ thế kỷ 17, khi 2 quần đảo này chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Đối với các vùng biển chồng lấn, Việt Nam chủ trương đàm phán để tìm giải pháp công bằng, thỏa đáng cho các bên liên quan trên cơ sở áp dụng luật pháp quốc tế.
Cùng tham luận trong chủ đề Biển Đông, các học giả cho rằng tính chất phức tạp của tranh chấp ở Biển Đông đã dẫn đến những khó khăn về khía cạnh kỹ thuật trong quá trình tìm giải pháp, đặc biệt là nỗ lực phân định biên giới.
Ông Henry Bensurto Jr, Trợ lý cao cấp tại Văn phòng Thứ trưởng phụ trách chính sách của Bộ Ngoại giao Philippines, cho rằng "tuyên bố chủ quyền về cái mà Trung Quốc gọi là đường 9 đoạn" là bất hợp pháp xét dưới góc độ luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Theo Giáo sư Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Singapore, UNCLOS, nhất là những điều khoản về giải quyết tranh chấp, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy một giải pháp toàn diện cho tranh chấp ở Biển Đông.
Nguồn Báo Tin tức - TTXVN
Bài viết liên quan
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 36 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2018)
Ngày cập nhật: 07/09/2019
Ứng phó với biến đổi khí hậu
Ngày cập nhật: 07/09/2019
Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa trong chính sử
Ngày cập nhật: 07/09/2019
Các vua Việt Nam đều quan tâm khẳng định chủ quyền
Ngày cập nhật: 07/09/2019
Tịch thu 257 bản đồ vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam
Ngày cập nhật: 07/09/2019
Cận cảnh cuốn Atlas 1908 của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa
Ngày cập nhật: 07/09/2019
ASEAN nhất trí xây dựng Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông
Ngày cập nhật: 07/09/2019
Sách Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Ngày cập nhật: 07/09/2019
Tự hào về chủ quyền biển, đảo Việt Nam
Ngày cập nhật: 07/09/2019