Bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Trường cao đẳng du lịch Đà Nẵng

NGƯỜI ĐẦU BẾP LÀ NGƯỜI NGHỆ SĨ???

Ngày cập nhật: Thứ ba, 23/06/2020
NGƯỜI ĐẦU BẾP LÀ NGƯỜI NGHỆ SĨ???
 
Công việc của người đầu bếp như “người nghệ sĩ”
     - Chế biến những món ăn ngon bằng nhiều phương pháp khác nhau đảm bảo các tiêu chí cảm quan cho thực khách
     - Trình bày các món ăn đẹp mắt
    - Sáng tạo những món ăn mới, đẹp mắt về hình thức, ngon về hương vị, nhưng cũng đầy đủ dinh dưỡng. Có thể nói mỗi món ăn là 1 tác phẩm nghệ thuật dưới bàn tay tài hoa của người đầu bếp.
     - Là đại sứ du lịch về ẩm thực, họ làm cho những món truyền thống của quê hương được nâng lên tầm cao mới
     
     Bên cạnh đó, nhiều người đầu bếp – bếp trưởng đã nổi tiếng và rất thành công không chỉ Việt Nam và thế giới với những “tác phẩm nghệ thuật” của mình.
     Để đạt đến đỉnh vinh quang đó???
     Như lời bài hát” đường đến đỉnh vinh quang”: … Chặng đường nào rải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mùi gai…
     Có được những “tác phẩm nghệ thuật” đó, với đặc trưng nghề nghiệp đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo, công việc thầm lặng hằng ngày của người “nghệ sĩ ẩm thực” bao gồm nhiều công việc khác ngoài việc chế biến những món ăn ngon đẹp mắt để phục vụ cho thực khách như:
     - Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, vật dụng, thiết bị nấu ăn cần dùng trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm đảm bảo chất lượng.
     - Chuẩn bị đầy đủ vật dụng, thiết bị nấu ăn cần dùng trong quá trình chế biến, liên tục làm vệ sinh các thiết bị này cũng như quanh khu vực nấu ăn để đảm bảo cho các món ăn sạch sẽ.
     - Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chọn các nguyên liệu đầu vào sạch sẽ, có xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng.
     - Luôn đảm bảo khu bếp luôn sạch sẽ, an toàn thực thẩm là tiêu chí hàng đầu.
     Áp lực nghề nghiệp!!!
     Đầu bếp làm việc theo ca, bao gồm cả ngày cuối tuần và ngày lễ theo yêu cầu của thực khách. Công việc này đôi khi khá căng thẳng và bận rộn, đặc biệt là vào những giờ cao điểm trong ngày hay các dịp lễ tết, các sự kiện đặc biệt như hội nghị, tiệc chiêu đãi v.v… phải làm việc với cường độ cao
     Người đầu bếp có thể làm việc ở rất nhiều nơi: trong khách sạn, nhà hàng, câu lạc bộ, quán cà phê, bệnh viện, các trường nội trú, các cơ quan, đơn vị…
     Ở các đơn vị kinh doanh lớn như nhà hàng, khách sạn, câu lạc bộ, tiệm ăn nhanh v.v… đầu bếp thường chuyên về một loại thức ăn đặc biệt hoặc chuyên về các món ăn dân tộc như món Pháp, món Trung Quốc… Ngoài ra, còn có đầu bếp chuyên làm các món tráng miệng, bánh nướng, bánh ngọt v.v…
     Cơ hội nghề nghiệp!!!
Ngành du lịch và khách sạn phát triển mạnh mẽ đang kéo theo nhu cầu nhân lực lớn về nghề này để phục vụ cho nhu cầu ẩm thực của du khách.
Bên cạnh đó, với kinh nghiệm và khả năng, các đầu bếp và bếp trưởng hoàn toàn có thể tự mở nhà hàng kinh doanh cho mình.
Vậy phẩm chất và kỹ năng cần thiết cho người “nghệ sĩ” là?
- Đam mê
- Khéo léo, sạch sẽ, thích công việc nấu nướng, sức khỏe tốt.
- Có khả năng tổ chức công việc.
- Có khả năng làm việc dưới áp lực cao và làm việc theo nhóm.
- Có mắt thẩm mỹ tốt, nhạy cảm với mùi vị.
- Chịu khó, siêng năng,
- Không ngừng học hỏi.
 
Bất kỳ người nghệ sĩ nào nói chung và đầu bếp - người nghệ sĩ ẩm thực - chỉ đạt được thành công sau khi trải qua quá trình học tập rèn luyện không ngừng nghỉ.
 Bạn cũng vậy, với tuổi trẻ, nhiệt huyết, đam mê và kiên trì theo đuổi!!! Bạn sẽ thành công!!!
DVTC sẽ giúp bạn chắp cánh ước mơ!!!
 
 
---Trần Thị Xuân Hương ---

Bài viết liên quan