Bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Trường cao đẳng du lịch Đà Nẵng

PROFESSIONAL CHEF – THE SCIENCE AND LORE OF THE KITCHEN

Ngày cập nhật: Thứ tư, 17/03/2021
Nghề nấu ăn là nghề thiết thực phục vụ cho nhu cầu của con người. Chính nghề này đã giúp cho con người có được những món ăn ngon, hợp khẩu vị, đáp ứng nhu cầu ăn uống trong gia đình va ngoài xã hội. Nghề nấu ăn thể hiện nét văn hoá ẩm thực đặc thù của dân tộc, vì vậy cần được vận dụng và phát huy.
Để giúp các em sinh viên ngành bếp lựa chọn một cuốn sách nghiệp vụ bằng tiếng Anh phù hợp, Khoa Ngoại ngữ xin giới thiêu đến độc giả cuốn sách “On Food and cooking – The science and lore of the kitchen” của tác giả Harold McGee do Nhà xuất bản Scribner phát hành năm 2004.
Sách “On Food and cooking – The science and lore of the kitchen”  (Thực phẩm và chế biến – Khoa học và truyền thuyết về bếp)  tập trung giới thiệu những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong nghề bếp. Cuốn sách được chia làm 15 chương bao gồm các loại thực phẩm (từ sữa, trứng, thịt, cá, rau củ, hạt, tinh bột…) đến các trang thiết bị dụng cụ, các phương pháp chế biến v.v…
  • Chương 1: Các sản phẩm từ sữa
Chương này giới thiệu về sữa động vật, sữa và sức khỏe, các sản phẩm từ sữa như: sữa, kem, bơ, magarine, kem, sữa chua, phô-mai …
  • Chương 2: Các loại trứng
Chương này giới thiệu trứng gà, chất lượng trứng, phương pháp chế biến trứng, các hỗn hợp chứa trứng, trứng bảo quản…
  • Chương 3: Các loại thịt
Chương này nói đến các loại động vật, thịt và sức khỏe, cấu trúc thịt, cách chế biến thịt, nội tạng (gan, patê, da, mỡ, …),các loại thịt đóng hộp…
  • Chương 4: Các loại cá và hải sản
Chương này đề cập đến lợi ích của cá và hải sản đối với sức khỏe, mô tả màu sắc/ hương vị/ trạng thái của cá, giới thiệu các loại cá, các sản phẩm chế biến từ cá và hải sản…
  • Chương 5: Các loại rau củ, rau thơm và gia vị
Chương này giới thiệu về các loại rau củ được sử dụng làm thực phẩm, lợi ích của rau củ với sức khỏe con người, thành phần cấu tạo của trái cây và rau củ, cách chế biến, bảo quản các loại trái cây và rau củ…
  • Chương 6: Các loại rau phổ biến
Chương này giới thiệu các loại rau theo từng nhóm: rau ăn củ, rau ăn thân, rau ăn lá, rau ăn hoa, rau ăn quả, rong biến, nấm …
  • Chương 7: Các loại trái cây phổ biến
Chương này giới thiệu các loại trái cây nhiệt đới, trái cây ôn đới
  • Chương 8: Hương vị từ các loại cây: rau thơm, gia vị, trà, cà phê
Chương này trình bày bản chất của hương vị, chất lượng của các loại rau thơm và gia vị, cách bảo quản các loại rau thơm và gia vị, cách chế biến, giới thiệu các loại rau thơm và gia vị, các loại gia vị ở khí hậu nhiệt đới …
  • Chương 9: Các loại hạt
Chương này nhắc đến các các loại thực phẩm từ hạt, các loại ngũ cốc
  • Chương 10: Bạt bánh
Chương này đề cập đến lịch sử phát triển của bánh mì, các loại bạt bánh…
  • Chương 11: Các loại xốt
Chương này nói đến lịch sử các loại xốt ở châu Âu, nghiên cứu về cấu trúc các loại xốt, phân loại các loại xốt, cách chế biến xốt …
  • Chương 12: Đồ ngọt
Chương này giới thiệu các loại đường, sô-cô-la và các loại đồ ngọt …
  • Chương 13: Rượu vang, bia và rượu mạnh
Chương này trình bày bản chất của cồn, giới thiệu về rượu vang, bia, rượu gạo, rượu mạnh chưng cất, giấm …
  • Chương 14: Các phương pháp chế biến và dụng cụ
Chương này giới thiệu các loại phương pháp chế biến khác nhau và các dụng cụ sử dụng trong bếp
  • Chương 15: Bốn thành tố cơ bản của thực phẩm
Chương này giới thiệu bốn yếu tố cấu thành của thực phẩm gồm: nước, chất béo, carbin hydrate và protein.
 
Cuối sách có các bảng phụ lục và từ vựng, thuật ngữ giúp người đọc hiểu thêm về các khái niệm sử dụng trong chế biến.
Như vậy, sách Sách “On Food and cooking – The science and lore of the kitchen”  không chỉ dành cho sinh viên ngành Chế biến món ăn, ngành Quản trị nhà hàng, ngành Quản trị khách sạn mà còn dành cho quý thầy cô dạy nghiệp vụ bếp, dạy ngoại ngữ  để tham khảo và những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Mời quý thầy cô và các em sinh viên đến Thư viện Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng để đọc cuốn sách này.  Thư viện luôn sẵn sàng phục vụ quý thầy cô và các em.
 
Trân trọng.                                                    
Đỗ Thị Ninh Thuận – Khoa Ngoại ngữ
 

Bài viết liên quan