Bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Trường cao đẳng du lịch Đà Nẵng

MỘT GÓC NHÌN VỀ VĂN HÓA BIỂN

Ngày cập nhật: Thứ sáu, 23/10/2020
Tác giả : Nguyễn Thanh Lợi Nhà xuất bản: Tổng hợp TP. HCM Thư viện Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng
"Biển Việt Nam từ trong cội nguồn lịch sử đã gắn bó với sự sinh tồn, phát triển của dân tộc. Những con đường giao thương trên biển đã hình thành từ rất lâu, chuyển tải cùng với nó là sự giao lưu của những nền văn hóa trong khu vực. Tâm lý hướng biển của người Việt luôn thể hiện qua những khát vọng bám biển, khai thác những nguồn lợi từ biển. Vè Các lái - hải trình dân gian của dân buôn ghe bầu như một dạng " bách khoa thư hàng hải ", qua đó đất nước được nhìn ngắm từ biển với tất cả sự lạc quan. Hay như tục thờ cá Ông của cư dân ven biển đã thể hiện một ứng xử nhân văn giữa con người với thiên nhiên, với thần linh.Tất cả những di sản đó vẫn chờ đợi sự khám phá không ngừng".
Với 19 bài viết trải dài 380 trang sách, Một góc nhìn về văn hóa biển của tác giả Nguyễn Thanh Lợi  đem đến cho bạn đọc một tấm khảm văn hóa biển với nhiều góc nhìn thú vị về biển Việt Nam. Cuốn sách sẽ cho ta biết thêm về các địa danh uen thuộc như Phú Qúy, Vũng Tàu, Côn Đảo, Được biết về lịch sử khai thác nghề muối của người Việt. Được du lịch cùng hơn 30 ngọn hải đăng, ho ta hiểu thêm về lịch sử ghe bầu, phương tiện không chỉ dùng để giao lưu hàng hóa trong nước mà còn tiến hành thông thương quốc tế. Trước khi người Pháp xâm lược, những đoàn ghe bầu nước ta đã thực hiện những chuyến đi dài đến Trung Quốc, Singapore, Thái Lan… Việt Nam đã từng là nhà cung ứng lớn về muối cho Trung Quốc. Hàng đối lưu trở lại là tơ lụa, vũ khí, thuốc bắc… Qua đây, ta thấy có cả một “dòng văn hóa ghe bầu” dịch chuyển từ Trung Bộ vào đến Nam Bộ trong dòng chảy lịch sử văn hóa Việt Nam trên cả hai phương diện, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!

Bài viết liên quan