Bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Trường cao đẳng du lịch Đà Nẵng

GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH SÔNG MÊKÔNG HAY SÔNG CỬU LONG

Ngày cập nhật: Thứ ba, 07/07/2020
( Với biến đổi khí hậu toàn cầu ) Tác giả: Ngô Lực Tải
     Khi đã ở tuổi 80 - tuổi được nghỉ ngơi, nhưng kỹ sư cao cấp Ngô Lực Tải vẫn nặng tình với quê hương, với những vấn đề biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long để hoàn thành một công trình đầy ý nghĩa. Đó là công trình Sông Mêkông hay Cửu Long với biến đổi khí hậu toàn cầu. Như tên gọi của cuốn sách, nội dung tập trung rõ những nhân tố tác động đến biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng như những hậu quả tiêu cực mà biến đổi khí hậu mang đến cho vùng đồng bằng.
Cuốn sách mà bạn đọc đang có trong tay là kết quả của một quá trình lao động không mệt mỏi của tri thức đầy tâm huyết và trách nhiệm đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi kỹ sư cao cấp Ngô Lực Tải sinh ra và lớn lên. Là người có nhiều năm gắn bó với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có đã có một số công trình đã được công bố. Bằng tinh thần trách nhiệm và sự hiểu biết của mình, kỹ sư đã trình bày khá thuyết phục về biến đổi khí hậu và những tác động của nó.
Mục lục, gồm những nội dung chính sau:
+ Phần 1: Sông Meekong hay sông Cửu Long với biến đổi khí hậu toàn cầu (gồm bảy bài)
  • Bài 1: Sông MêKông và sông Cửu Long…
  • Bài 2: Sông MêKông hay sông Cửu Long trước thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu…
  • Bài 3: Vị trí địa kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long…
  • Bài 4: Sự Thay đổi quan điểm “An ninh lương thực quốc gia” trong bối cảnh mới…
  • Bài 5: Đập thủy diện nào ngăn dòng chảy đều tác động đến hạ lưu các con sông lớn, châu thổ đồng bằng…
  • Bài 6: Nâng cao giao thông vận tải Đồng bằng sông Cửu Long…
  • Bài 7: Người Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long…
+ Phần 2: Tài nguyên nước (gồm sáu bài)
  • Bài 8: Tài nguyên…
  • Bài 9: Nước mặn…
  • Bài 10: Nước ngọt…
  • Bài 11: Bảo vệ đất canh tác nông nghiệp…
  • Bài 12: Bảo vệ nguồn nước ngầm…
  • Bài 13: Tài nguyên nước trong chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa Việt Nam…
+ Phần 3: Một số kiến nghị phân bổ lại vùng thủy văn cho đồng bằng sông Cửu Long (gồm bốn bài)
  • Bài 14: Một số kiến nghị phân bổ lại vùng thủy văn cho Đồng bằng sông Cửu Long..
  • Bài 15: Sự lựa chọn những kịch bản để cơ cấu lại vùng đồng bằng…
  • Bài 16: Các kiến nghị chính sách sử dụng đất và nước…
  • Bài 17: Bài học kinh nghiệm về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long và tổ chức lại nền sản xuất nông nghiệp hợp lý…
Phần 4: Sông Mêkông hay sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu (gồm chín bài)
  • Bài 18: Phú Quốc, viên ngọc bích trên vùng Tây Nam của Tổ quốc…
  • Bài 19: Xây dựng trung tâm Logistics ở cảng cửa ngõ quốc gia để thúc đẩy Logistics Việt Nam phát triển…
  • Bài 20: Năng suất lao động thấp là cảnh báo quốc gia tụt hậu…
  • Bài 21: Kinh tế tri thức là tất yếu lịch sử, rút ngắn con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
  • Bài 22: Cope 21 sự công bằng của thế giới…
  • Bài 23: Hãy giữ lấy sông MêKông và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp phù hợp với biến đổi khí hậu toàn cầu…
  • Bài 24: Chuỗi giá trị công nghiệp kinh doanh của Logistics ở Đồng bằng sông Cửu Long…
  • Bài 25: Ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long…
  • Bài 26: Những vấn đề cần quan tâm trong ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long…
Vì vậy,  Chúng ta cần rất nhiều miếng khảm như thế này về Đồng bằng sông Cửu Long, về biến đổi khí hậu vùng này, để không chỉ hiểu biết, mà còn tìm ra các giải pháp phù hợp để hạn chế hậu quả tiêu cực của biến đổi khí hậu trong bối cảnh hiện nay.
Mời quý thầy cô và các em sinh viên đến Trung tâm Thông tin Thư viện tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu về: “Sông Mêkông hay sông Cửu Long với biến đổi khí hậu toàn cầu”
 
 Trân trọng./.



Người giới thiệu sách: Cô Đỗ Thị Ngọc Anh– Khoa Kiến thức cơ bản.

Bài viết liên quan