VĂN HỌC DÂN GIANG VIỆT NAM
VĂN HỌC DÂN GIANG VIỆT NAM
Văn học dân gian Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học dân tộc nói riêng và trong nền văn hóa dân tộc nói chung và nó được xem là kho tàng tri thức của nhân dân về kinh nghiệm ứng xử giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người. Trong quá trình nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, ngoài việc tìm hiểu nội dụng và giá trị nghê thuật của ngôn ngữ, cần phải đặt các tác phẩm văn học trong chỉnh thể nguyên hợp của văn hóa dân gian để cảm thụ trọn vẹn tác phẩm nghê thuật trong vẻ đẹp hồn nhiên mà đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì lý do đó mà trường Cao đẳng du lịch Hà Nội đã biên soạn tập bài giảng “Văn học dân gian Việt Nam”, chủ biên: Phạm Thị Hiền Thu.
Tập bài giảng này giới thiệu các loại hình văn học dân gian người Việt, với mục đích trang bị những kiến thức cơ bản cho người học, nhằm nâng cao sự hiểu biết về một nền văn học phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nội dung cuốn sách bao gồm có 5 chương như sau:
Chương 1: Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Chương 2: Tục ngữ, câu đố
Chương 3: Các thể loại trữ tình dân gian
Chương 4: Các thể loại trữ tình dân gian
Chương 5: Sân khấu dân gian
Trung tâm thông tin Thư viện luôn sẵn sàng mời các bạn sinh viên và quý thầy cô đón đọc.
Trân trọng./.
Cô Nguyễn Thị Kiều Trâm – Khoa Kiến thức cơ bản – Cơ sở ngành
Chia sẻ sách hay
Tin nổi bật
Ngày cập nhật: 02/11/2021