Giới thiệu Khoa Kiến thức cơ bản và cơ sở ngành
Ngày cập nhật: Thứ năm, 25/07/2019
GIỚI THIỆU KHOA KIẾN THỨC CƠ BẢN - CƠ SỞ NGÀNH
Các môn học thuộc khoa Kiến thức cơ bản-Cơ sở ngành được xem là các môn học đặt nền móng cho sinh viên xây tiếp những viên gạch cao hơn trong chương trình của từng ngành được đào tạo tại Nhà trường. Các môn thuộc tổ Kiến thức Cơ bản sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng chung về ngành du lịch Việt Nam. Các môn thuộc tổ Kiến thức cơ sở ngành sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng cho từng chuyên ngành đang giảng dạy tại trường như: Quản trị Khách sạn, quản trị Nhà hàng, hoặc quản trị Lữ hành,… Các môn học thuộc tổ ngoại ngữ cung cấp kiến thức chuyên sâu, thuần túy tiếng anh như: về các lý thuyết về ngữ âm, từ vựng, cú pháp, ngữ nghĩa, khả năng phản xạ, nghe nói, đọc viết tiếng anh và đặ biệt là tiếng anh chuyên ngành du lịch.
Khoa Kiến thức cơ bản-Cơ sở ngành có chức năng, nhiệm vụ như sau:
Khoa là đơn vị quản lý hành chính thuộc Trường, trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động giáo dục khác theo kế hoạch, quy định của Trường, gồm:
1. Quản lý giảng viên, người lao động và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;
2. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo theo kế hoạch chung của Trường, bao gồm:
2.1. Xây dựng, phát triển chương trình đào tạo được giao; tổ chức biên soạn giáo trình, chương trình môn học theo định hướng phát triển của Trường;
2.2. Thường xuyên rà soát chương trình, giáo trình để xây dựng kế hoạch, chỉnh sửa chương trình, giáo trình trên cơ sở nghiên cứu cải tiến, bổ sung nhằm thường xuyên đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với thực tế;
2.3. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học, đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp;
2.4. Quản lý chất lượng dạy và học thuộc phạm vi của khoa quản lý: Quản lý chuyên môn, phân bổ giảng viên cơ hữu, mời giảng viên thỉnh giảng cho các hệ đào tạo của Trường; Kiểm tra, báo cáo thống kê khối lượng giảng dạy của giảng viên thuộc Khoa; Thực hiện các quy chế giảng dạy của giảng viên;
2.5. Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của Khoa theo định hướng của Nhà trường;
2.6. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác với các doanh nghiệp liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của Khoa;
2.7. Phối hợp với Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế tổ chức học bù, học lại; phối hợp với Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục tổ chức kiểm tra, thi kết thúc môn học cho sinh viên.
3. Phân công giảng viên thuộc Khoa làm công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) các lớp; Thực hiện đánh giá, phân loại kết quả học tập, rèn luyện của HSSV thuộc khoa quản lý thông qua báo cáo định kỳ của GVCN theo học kỳ, năm học. Trên cơ sở chất lượng đào tạo, đề xuất những thay đổi nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;
4. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thực tập, thực tế nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên thuộc khoa; Phát hiện và giới thiệu giảng viên giỏi cho Trường để tuyển dụng giảng viên cơ hữu hoặc mời làm giảng viên thỉnh giảng;
5. Thực hiện thủ tục thanh toán tiền giảng dạy cho giảng viên thỉnh giảng và tiền vượt giờ cho giảng viên thuộc Khoa;
6. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo quy định; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị của đơn vị;
7. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Nhà trường;
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.
Khoa Kiến thức cơ bản-Cơ sở ngành có chức năng, nhiệm vụ như sau:
Khoa là đơn vị quản lý hành chính thuộc Trường, trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động giáo dục khác theo kế hoạch, quy định của Trường, gồm:
1. Quản lý giảng viên, người lao động và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;
2. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo theo kế hoạch chung của Trường, bao gồm:
2.1. Xây dựng, phát triển chương trình đào tạo được giao; tổ chức biên soạn giáo trình, chương trình môn học theo định hướng phát triển của Trường;
2.2. Thường xuyên rà soát chương trình, giáo trình để xây dựng kế hoạch, chỉnh sửa chương trình, giáo trình trên cơ sở nghiên cứu cải tiến, bổ sung nhằm thường xuyên đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với thực tế;
2.3. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học, đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp;
2.4. Quản lý chất lượng dạy và học thuộc phạm vi của khoa quản lý: Quản lý chuyên môn, phân bổ giảng viên cơ hữu, mời giảng viên thỉnh giảng cho các hệ đào tạo của Trường; Kiểm tra, báo cáo thống kê khối lượng giảng dạy của giảng viên thuộc Khoa; Thực hiện các quy chế giảng dạy của giảng viên;
2.5. Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của Khoa theo định hướng của Nhà trường;
2.6. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác với các doanh nghiệp liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của Khoa;
2.7. Phối hợp với Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế tổ chức học bù, học lại; phối hợp với Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục tổ chức kiểm tra, thi kết thúc môn học cho sinh viên.
3. Phân công giảng viên thuộc Khoa làm công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) các lớp; Thực hiện đánh giá, phân loại kết quả học tập, rèn luyện của HSSV thuộc khoa quản lý thông qua báo cáo định kỳ của GVCN theo học kỳ, năm học. Trên cơ sở chất lượng đào tạo, đề xuất những thay đổi nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;
4. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thực tập, thực tế nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên thuộc khoa; Phát hiện và giới thiệu giảng viên giỏi cho Trường để tuyển dụng giảng viên cơ hữu hoặc mời làm giảng viên thỉnh giảng;
5. Thực hiện thủ tục thanh toán tiền giảng dạy cho giảng viên thỉnh giảng và tiền vượt giờ cho giảng viên thuộc Khoa;
6. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo quy định; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị của đơn vị;
7. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Nhà trường;
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.