GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH ĂN GÌ CHO KHÔNG ĐỘC HẠI (NHÀ XUẤT BẢN TUỔI TRẺ)
Ngày cập nhật: Thứ hai, 09/03/2020
Có lẽ chúng ta không hề nhận ra nhưng thực đơn có lẽ đóng một vai trò lớn hơn là chúng ta tưởng. Tuy nhiên mỗi ngày trôi qua thì né tránh dinh dưỡng là việc khó khăn theo nhiều cấp độ, dinh dưỡng gắn liền với văn hóa ẩm thực nó hiện được rất nhiều người quan tâm. Nhiều người quan tâm đến dinh dưỡng tới nỗi càng bới sâu vào họ càng thấy… hoang mang. Liệu cái này có khiến mình bị ung thư? Tìm hiểu thêm nữa, họ càng bối rối khi thấy rằng hình như ăn cái quỷ gì vô người cũng sẽ… ung thư hay là có điều gì đó ảnh hưởng quyết định của bạn?
Tác giả: PHA LÊ
Các kênh thông tin trong lẫn ngoài nước thường tuyên truyền rằng ăn món A.B.C sẽ ngăn ung thư, bổ thận, bổ tim. Riết rồi cũng có lúc sẽ đào đâu ra< nghiên cứu> bảo uống bia rượu điều độ cũng… bổ tim, chống lão hóa, ung thư. Thế hóa ra cái gì cũng chống được độc hại và ung thư?
Trong tình cảnh đó, cuốn sách ăn gì cho không độc hại của tác giả Pha Lê ra đời với hy vọng giúp những ai đang băn khoăn trước những thông tin về dinh dưỡng đang chất đống như mặt hàng trên kệ siêu thị được yên tâm. Yên tâm để biết mình nên lựa chọn loại thông tin nào mang về nhà, yên tâm để điềm tĩnh những thông tin, nghiên cứu mới về chất vitamin kia cứ ồ ạt sinh sôi mỗi ngày- những thứ kiến thức khiến mình nghi ngờ rằng cho cả nhà mình lẫn tổ tiên mình trước đây đều ăn uống sai bét.
Sách ăn gì cho không độc hại chia làm 6 chương, với những cái tên rất thu hút và gây tò mò: Ăn tạp thời đồ đá; Bệnh tật, một lịch sử; Hành trình đi tìm chất X; Những vụ án oan của thế kỉ; Thế ăn chay của loài ăn tạp; Nông trang du ký của Cù Lần. Cái thu hút nữa là cách đặt tên cho mỗi bài viết, thay vì phần 1, phần 2, tác giả đặt là món thứ nhất, món thứ hai, rồi thì món phụ, món tráng miệng.
Đọc sách dinh dưỡng mà biết thêm luôn cả về lịch sử, địa lý, khoa học. Còn gì bằng! Chính vì thế, mà dù là sách về dinh dưỡng, nhưng đọc cuốn hút lắm, không khô khan học thuật, cầm lên là đọc một mạch liền. Cách đặt tiêu đề khá nhậy của tác giả làm người ta tò mò muốn đọc như: Suýt nữa thì hoàng kim; Bị cáo con bò; Bống ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, bống sẽ mập ra; Ăn gì để già khú đế hay Môi trường xanh liệu có cần Chúa Tể Hắc Ám…
Tác giả đề cập đến khá nhiều vấn đề gây tranh cãi với những lí lẽ logic, thuyết phục. Về những loại vitamin A, B, C, D…; về dầu, mỡ, đường, đậu nành; về thịt, sữa; về ăn chay, ăn thuần chay… Mình hầu như bị thuyết phục bởi tất cả những điều tác giả nêu ra. Không chỉ nói suông, mà rất khách quan, những dẫn chứng cụ thể, khoa học, phân tích theo từng thời kì lịch sử, gắn liền với sự tiến hóa của con người.
Đặc biệt, chị cũng luôn nhấn mạnh rằng ăn gì không quan trọng bằng việc món ăn đó được trồng và chế biến như thế nào. Ví dụ như việc thịt bò ăn rất tốt, bổ sung nhiều vitamin nguồn đạm dồi dào. Tuy nhiên, bò là loài ăn cỏ, nhưng trong thời đại công nghiệp ngày nay, người ta chủ yếu nuôi bò bằng đậu nành, bắp (những thứ vốn dĩ không dành cho bò ăn), dẫn đến việc thịt bò mất đi giá trị đáng có của nó, và thậm chí còn trở nên độc hại vì đậu nành bò ăn thường nhiễm sinh vật biến đổi gen.
Những điều như thế xảy ra tương tự với sữa bò hay các loại gia súc, gia cầm khác, và thậm chí là ngành trồng trọt, khi con người lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc kích thích tăng trưởng thay vì thuận theo quy trình “không rác thải” của tự nhiên. Nó giúp mình nhìn nhận tận gốc của vấn đề, không chỉ là “thịt” có tốt không “cá” có tốt không, mà là thịt, cá được nuôi bằng gì, cái đó có tốt không và được nuôi như thế nào. Chị đề cao sự cân bằng, cân bằng giữa các nguồn dinh dưỡng, cân bằng giữa trồng trọt chăn nuôi với bảo vệ môi trường. “Thuận tự nhiên” nên là cách làm phải hướng tới, chứ không phải thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, kháng sinh.
Một điểm hay ho và đáng lưu ý nổi bật của quyển sách này nữa là chương cuối cùng, phần mà chị đã đi đến một vài trang trại để xem, thăm quan, tìm hiểu cách người ta trồng trọt, chăn nuôi và mang đến cho độc giả những câu chuyện người thật việc thật. Không những tìm để có nguồn cung cấp thực phẩm sạch cho bản thân chị mà còn để chứng minh rằng ngoài kia có nhiều người đang làm và phát triển được mà không cần chạy theo những nhu cầu lợi nhuận và chạy đua công nghiệp hiện nay.
Vì vậy tác giả cuốn sách này cũng cho các bạn và chúng ta một tư tưởng rất thích là trong phần kết, ăn là phải vui, đã không vui thì dù ăn ngon cỡ nào cũng khó tốt được. Cho nên việc ép con nhỏ ăn hay chuyện “giáo huấn” con cái nặng nề trong bữa ăn là những việc không nên làm.
Mấy bạn sinh viên nếu là tín đồ của một chế độ ăn uống cụ thể nào đấy cần đọc sách này với tâm hồn rộng mở. Như kiểu mình có xem một bạn booktuber review quyển sách này rồi nói chương ăn chay chị viết không còn khách quan nữa, mà viết chủ quan quá. Với mình thì thấy vẫn khách quan như thường, chị Pha Lê không có ý kiến gì nhiều với việc ăn chay, chị chỉ muốn nói nếu ăn chay phải chú ý bổ sung những chất còn thiếu thôi. Nhưng có lẽ vì mình không ăn chay nên mình cũng đang nhận định chủ quan thì sao. Nên là, cái gì hợp lí với suy nghĩ của mình thì tiếp thu, không thì bỏ qua cũng không sao cả. Chỉ là nên tìm hiểu thêm để “không chết vì thiếu hiểu biết” thôi.
Trong cuốn sách này có thông tin khoa học, do cuộc sống này không thể thiếu khoa học, nhưng có các thông tin khoa học kiểu ( Cứ ăn chất A,B,C,D này đi, bổ lắm). Chất gì cũng có mặt nọ mặt kia, nó được nuôi trồng như thế nào, khi ăn vào cơ thể người nó như thế nào, nó cần chất nào để kích hoạt
Cuốn sách chỉ đưa ra hướng dẫn, giúp các bạn sinh viên và mọi người trong chúng ta muốn tìm hiểu về sứ khỏe và môi trường có một cái nhìn khác, có thể đưa ra hướng cho người đọc yên tâm đi, nhưng đầu tiên các bạn phải muốn đi cái đã.
Tóm lại, nội dung sách nhấn mạnh: Con người là loài ăn tạp nên hãy ăn phong phú, hãy quan tâm đến cách nuôi, cách trồng trọt, chế biến và khí hậu vùng miền, lịch sử địa phương của thứ mình ăn vào hơn là nghe các lời lẽ tẩy chay cái này, thần thánh hoá cái kia. Một cuốn sách về sức khỏe dinh dưỡng đáng để nghiên cứu nhé.
Cuốn sách hi vọng sẽ là tài liệu bổ ích giúp sinh viên trang bị những kiến thức cơ bản, nền tảng về ẩm thực ăn uống trong thời buổi hiện nay.
Mời các bạn đón đọc tại Trung tâm thông tin thư viện trường
CAO ĐẲNG DU LỊCH ĐÀ NẴNG
Thầy Trần Phước Thuận– Tổ bộ môn Chế biến món ăn.
Cuốn sách chỉ đưa ra hướng dẫn, giúp các bạn sinh viên và mọi người trong chúng ta muốn tìm hiểu về sứ khỏe và môi trường có một cái nhìn khác, có thể đưa ra hướng cho người đọc yên tâm đi, nhưng đầu tiên các bạn phải muốn đi cái đã.
Tóm lại, nội dung sách nhấn mạnh: Con người là loài ăn tạp nên hãy ăn phong phú, hãy quan tâm đến cách nuôi, cách trồng trọt, chế biến và khí hậu vùng miền, lịch sử địa phương của thứ mình ăn vào hơn là nghe các lời lẽ tẩy chay cái này, thần thánh hoá cái kia. Một cuốn sách về sức khỏe dinh dưỡng đáng để nghiên cứu nhé.
Cuốn sách hi vọng sẽ là tài liệu bổ ích giúp sinh viên trang bị những kiến thức cơ bản, nền tảng về ẩm thực ăn uống trong thời buổi hiện nay.
Mời các bạn đón đọc tại Trung tâm thông tin thư viện trường
CAO ĐẲNG DU LỊCH ĐÀ NẴNG
Thầy Trần Phước Thuận– Tổ bộ môn Chế biến món ăn.