LỊCH SỬ VIỆT NAM - MỘT GÓC NHÌN
Ngày cập nhật: Thứ ba, 31/12/2019
PGS.TS ĐỖ BANG (Chủ biên)
Như tên gọi của cuốn sách, Lịch sử Việt Nam - Một góc nhìn là lịch sử Việt Nam được nhìn từ Huế và do các nhà nghiên cứu triển khai ở Huế nên chỉ thể hiện qua góc nhìn gắn nhiều hơn với vùng đất Huế và Đàng Trong trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
Cuốn sách được chia làm 4 phần: Mở cõi và bảo vệ chủ quyền biển đảo, kinh tế, văn hóa – xã hội và nhân vật lịch sử.
Phần thứ nhất: Mở cõi và bảo vệ chủ quyền biển đảo đề cập từ người mở cõi đầu tiên là chúa Nguyễn Hoàng tạo lập đất Đàng Trong, Quá trình mở đất Nam Trung Bộ và Nam Bộ dưới thời các chúa Nguyễn, đến công cuộc khai thác và bảo vệ vùng biển Đàng Trong, công tác vẽ bản dồ, thăm dò đường biển và thực thi chủ quyền biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa, phòng chống cướp biển các tỉnh miền Trung dưới triều Nguyễn cho đến công tác tổ chức quản lý hành chính các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong lịch sử và những khía cạnh pháp lý trong tranh chấp giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa thời Pháp thuộc.
Phần thứ hai: Kinh tế đề cập đến việc sản xuất hàng hóa, nguồn hàng cho sự phát triển thương mại ở Đàng Trong, Thị tứ và làng buôn vùng Thuận Quảng, Phố cảng cổ Thu Xà ở Quảng Ngãi, Chính sách thuế dưới thời các chúa Nguyễn và cuối cùng là Ngành đóng thuyền ở Huế thời Nguyễn.
Phần thứ ba: Văn hóa – Xã hội đề cập đến Văn hóa cung đình HUế qua các miếu thờ vua Nguyễn tại Huế và nghi lễ tế miếu, Lễ Tế Giao ở Huế, Công tác quản lý quốc tự của triều Minh Mạng và Lịch sử cư dân vạn đò ở Huế và chính sách tái định cư hiện nay.
Phần cuối cùng: Nhân vật lịch sử đề cập một số nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng như dòng họ Nguyễn Cửu với sự nghiệp phò chúa Nguyễn ở Đàng Trong, danh nhân Nguyễn Cư Trinh, Quận công Nguyễn Đức Xuyên, Vũ Trọng Bình, Trần Quý Cáp, cụ Huỳnh Thúc Kháng và Nhà Đông Phương học Trần Kinh Hòa.
Hãy đến với Trung tâm Công nghệ Thông tin Thư viện và mượn cuốn sách bổ ích này để tìm hiểu thêm thông tin nhé.
Thân mến./.
Phần thứ hai: Kinh tế đề cập đến việc sản xuất hàng hóa, nguồn hàng cho sự phát triển thương mại ở Đàng Trong, Thị tứ và làng buôn vùng Thuận Quảng, Phố cảng cổ Thu Xà ở Quảng Ngãi, Chính sách thuế dưới thời các chúa Nguyễn và cuối cùng là Ngành đóng thuyền ở Huế thời Nguyễn.
Phần thứ ba: Văn hóa – Xã hội đề cập đến Văn hóa cung đình HUế qua các miếu thờ vua Nguyễn tại Huế và nghi lễ tế miếu, Lễ Tế Giao ở Huế, Công tác quản lý quốc tự của triều Minh Mạng và Lịch sử cư dân vạn đò ở Huế và chính sách tái định cư hiện nay.
Phần cuối cùng: Nhân vật lịch sử đề cập một số nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng như dòng họ Nguyễn Cửu với sự nghiệp phò chúa Nguyễn ở Đàng Trong, danh nhân Nguyễn Cư Trinh, Quận công Nguyễn Đức Xuyên, Vũ Trọng Bình, Trần Quý Cáp, cụ Huỳnh Thúc Kháng và Nhà Đông Phương học Trần Kinh Hòa.
Hãy đến với Trung tâm Công nghệ Thông tin Thư viện và mượn cuốn sách bổ ích này để tìm hiểu thêm thông tin nhé.
Thân mến./.
Cô Nguyễn Thị Kiều Xuân – Khoa Quản trị Lữ hành – Hướng dẫn Du lịch